top of page

Chủ tịch 

Yazaki Katsuhiko

    Vào Ngày lễ Văn hóa của Nhật Bản, ngày 3 tháng 11 năm 1989, tôi đã khởi đầu “Diễn đàn Kyoto” tại Kyoto, tạo ra một nơi các học giả có thể cùng đàm đạo, tương tác, cùng đổi mới và phát triển. Tiếp sau đó, từ kinh nghiệm thu được khi tham gia “Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển – Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất 92 (UNCED)” tổ chức năm 1992 tại Rio de Janeiro, tôi đã thành lập “Quỹ Quốc tế Thế hệ Tương lai” tại Hoa Kỳ. Ngày 15 tháng 9 năm 1993, “Diễn đàn sinh viên quốc tế tương lai” được tổ chức lần đầu tiên tại Koyasan, với mục tiêu mang đến cho những người bạn nước ngoài thân mến đã mang theo hoài bão và khát vọng đặt chân đến Nhật Bản - các du học sinh, cơ hội nghiên cứu sâu hơn lịch sử và văn hóa Nhật Bản. Kể từ đó đến nay, qua 21 lần tổ chức diễn đàn, chúng tôi đã tiến hành rất nhiều các cuộc đối thoại và giao lưu với những người bạn sinh viên quốc tế thân mến thông qua các chuyến tham quan những vùng đất ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử và văn hóa Nhật Bản. Tôi cảm thấy du học là "cuộc sống thứ hai" đối với các bạn du học sinh, là nơi họ trưởng thành, và biết chủ động phát triển cái tôi độc lập một cách năng động.

   Lần này, tôi muốn tiếp tục đề cao những giá trị trong trải nghiệm du học tự túc của một bạn du học sinh, và truyền lại những kinh nghiệm đó cho thế hệ kế tiếp như một hệ giá trị kinh nghiệm chung, để những kinh nghiệm ấy tiếp tục được tận dụng và phát triển. Trường dạy tiếng Nhật "Katsugaku Shoin" đã được thành lập dựa trên sự gặp gỡ và thăng hoa của suy nghĩ đó với triết lý kinh doanh "xây dựng và thực hành một môi trường du học theo triết lý Phật giáo ‘thiện giả thiện lai’”.

    Tôi hi vọng với vị trí ở Kyoto, trung tâm văn hóa có lịch sử 1200 năm, Katugaku Shoin sẽ không chỉ là nơi để các du học sinh học tiếng Nhật, mà còn trở thành nơi các du học sinh có được những cuộc gặp gỡ tuyệt vời, và trải nghiệm văn hóa và lịch sử Nhật Bản. Tôi kỳ vọng ngôi trường sẽ trở thành một nơi "trải nghiệm triết lý của lĩnh vực phi lợi nhuận" để hiểu biết Nhật Bản một cách khách quan, và hơn thế nữa, biết được giá trị thực sự của đất nước này. Từ sâu thẳm trong trái tim, tôi rất mong nơi đây sẽ trở thành quê hương thứ hai của các bạn, nơi hiện thực hóa ước mơ và khát vọng của mỗi người.

   Cuối cùng, tôi mong rằng ngôi trường này sẽ trở thành điểm khởi đầu của các bạn du học sinh, nơi các bạn cùng cố gắng và khích lệ lẫn nhau. Và rồi tương lai, khi trở về cố hương, các bạn có thể tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của tình hữu nghị và hợp tác giữa Nhật Bản và tổ quốc của mình.

   Tôi rất mong được đón chào các bạn nhập học.

■プロフィール

Lý lịch tóm lược

  Katsuhiko Yazaki

  Sinh năm 1942.

  Chủ tịch danh dự Công ty cổ phần Felissimo. http://www.felissimo.co.jp/

  Trưởng ban quản trị Diễn đàn Kyoto http://kyotoforum.jp/kyotoforum/activity/publication/

Sự nghiệp

  • Năm 1965: Sáng lập và giữ chức Giám đốc nghiệp vụ Công ty Cổ phần Hisense (công ty thương mại điện tử bán hàng thông qua các catalog)

  • Năm 1980: Bổ nhiệm Giám đốc điều hành cấp cao

Đề ra mục tiêu đạt đến 1 triệu khách hàng cố định trong 5 năm. Đồng thời, ghé thăm mỗi Văn phòng hành chính các tỉnh thành trên khắp Nhật Bản mỗi tháng một lần, triển khai “Carnaval văn hóa” mỗi năm một lần, hoàn thành chỉ tiêu 1 triệu khách hàng trong vòng 4 năm 1 tháng.

  • Năm 1987: Bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị.

  • Năm 1989 : Tham gia vào hoạt động Thiền định tại đạo trường Shorinkutsudojyo, trước đây là nơi ở của pháp sĩ Năng Nhiên (1219-1302).

Tháng 11: Cùng với Giáo sư Sakae Shimizu - Giáo sư danh dự của Đại học Kyoto và Thiền sĩ Nomichi Inoue thành lập Diễn đàn Kyoto, đồng thời nhận chức Chủ tịch ban quản trị Diễn đàn.

(Hiện tại, Diễn đàn có hơn 1.800 thành viên bao gồm các nhà khoa học, ctriết gia, nhà giáo dục, nhà công nghiệp, tôn giáo, các nhà nghiên cứu…)

Tháng 12: Đổi tên công ty thành Felissimo.

  • Năm 1992 : Tham gia “Hội nghị thượng đỉnh Trái đất năm 1992” tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil, với tư cách nhà đồng xuất bản tờ báo chính thức của UNCED ( Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển).

Đồng xuất bản tờ nhật báo chính thức của UNCED, tờ “Trái đất Thời báo”.

Xuất bản phiên bản tiếng Nhật của cuốn sách "Đạo đức trái đất" của UNICED.

Thực hiện các hoạt động hỗ trợ khác như thực hiện poster quảng cáo chiến dịch và đăng bản tin điện tử.

  •  Năm 1993: Ra mắt “Diễn đàn học thuật quốc tế Thế hệ Tương lai” tại 27 địa điểm trên toàn thế giới.

Tổ chức “Diễn đàn Sinh viên Quốc tế Thế hệ Tương lai” lần thứ 21 cùng với các du học sinh với đa dạng quốc tịch, đang học tập tại nhiều địa phương trên khắp Nhật Bản.

  • Năm 1998: Khởi động “Nhóm nghiên cứu chung về Triết học lĩnh vực phi lợi nhuận” (nay là “Diễn đàn Triết học lĩnh vực phi lợi nhuận tại Kyoto”), thảo luận về Triết học lĩnh vực phi lợi nhuận, phạm trù triết học đã phủ nhận sự đối lập nhị nguyên giữa “lĩnh vực công” và “lĩnh vực tư”; mở ra thế giới mới, cao hơn cả “công” và “tư”, chính là “lĩnh vực phi lợi nhuận”.

Diễn đàn đã được tổ chức trên 90 lần (tính đến tháng 6 năm 2009).

(Vào tháng 11 năm 2001, một phần nội dung của nghiên cứu nói trên đã được Nhà xuất bản Đại học Tokyo xuất bản trong cuốn thứ nhất của bộ sách "Triết lý của Lĩnh vực phi lợi nhuận” phần 1, gồm 10 tập. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã cho xuất bản cuốn sách "Hướng tới thực hành Triết học Lĩnh vực Phi lợi nhuận".)

  • Tháng 7/2004: Xuất bản phần 2 bộ sách “Triết lý của Lĩnh vực phi lợi nhuận”, gồm 5 tập; tháng 7/2006: Xuất bản phần 3 của bộ sách.

  • Tháng 6/ 2009 : Xuất bản bản dịch tiếng Trung 10 cuốn phần 1 bộ sách “Triết lý của Lĩnh vực phi lợi nhuận”, Nhà xuất bản Nhân Dân.

 

 Tác phẩm xuất bản:

"Xã hội học hạnh phúc Felissimo" 1990

"Diễn đàn môi trường toàn cầu", 1992

"Con đường đến lương tri" 1994

"Con đường siêu việt <Bộ ba>" 1995

"Suy nghĩ về Triết học Lĩnh vực Phi lợi nhuận của một nhà kinh doanh"

Sách " Triết học Lĩnh vực Phi lợi nhuận tập 10: Chân trời Triết học Lĩnh vực Phi lợi nhuận trong thế kỷ 21" (Nhà xuất bản đại học Tokyo)

bottom of page