top of page

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH:Thái Long Nhật (SAI RYUNICHI )

    Ngày 28 tháng 4 năm 1989, tôi cũng giống như biết bao du học sinh khác, mong muốn tìm kiếm một “cái tôi” khác của chính mình, muốn nâng cao hơn nữa năng lực của bản thân, muốn học tập văn hóa, kinh tế và khoa học kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản, và trên hết, muốn được học tập cách tư duy của người Nhật Bản. Tôi cũng mong được trở thành cầu nối phát triển mối quan hệ song phương tốt đẹp giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Tôi đã vẽ nên rất nhiều những ước mơ như thế, mang theo sự ngưỡng mộ và kì vọng, đặt chân đến đất nước Nhật Bản này. Từ đó đến nay đã 22 năm (7 năm du học, 4 năm làm việc tại doanh nghiệp Nhật Bản, và 11 năm kể từ ngày tôi tự lập nghiệp), tôi đã cùng đồng hành với đất nước này đi qua quãng thời gian quan trọng nhất và rực rỡ nhất của đời người.

    Nhìn lại cuộc sống du học và làm việc tại Nhật trong suốt 22 năm qua, tôi cảm nhận được rằng: cho đến tận hôm nay, tất cả những dấu ấn quan trọng trong đời tôi đều bắt đầu từ một cuộc gặp gỡ, và rồi cuộc gặp gỡ đó lại nuôi dưỡng và tạo nên những cuộc gặp gỡ tuyệt vời khác, mà hiện tại chính là thành quả cuối cùng của cả tiến trình ấy.

Những cuộc hội ngộ tốt đẹp chắc chắn sẽ xuất hiện ở nơi ta tìm kiếm. Và rồi những cuộc hội ngộ tuyệt vời ấy sẽ thay đổi tất cả cuộc đời ta sau này.

    Ngày 15 tháng 9 năm 1993 (Ngày Kính lão), chính ngày hôm ấy, giờ phút ấy, nếu tôi không tham dự buổi “Diễn đàn sinh viên quốc tế tương lai lần thứ 1” được tổ chức bởi Quỹ Quốc tế Thế hệ Tương lai, có lẽ tôi đã không bao giờ được gặp “người thầy của cuộc đời” mà tôi vô cùng kính trọng, chủ tịch Yazaki Katsuhiko, cũng không được gặp hiệu trưởng Kim TaeChang đáng kính, sau đó, tôi hẳn cũng sẽ không thể có cơ hội đến học viện Seiwa, và xa hơn nữa, tôi sẽ không được gặp trực tiếp ngài Inamori Kazuo, nhà kinh doanh nổi tiếng thế giới, người đã sáng lập và hiện tại vẫn đang giữ chức danh Giám đốc danh dự của công ty cổ phần Kyocera, tác giả cuốn sách “Nhiệt huyết hướng tới thành công”, và cũng là người đã mang lại cho tôi sự rung động từ tận sâu trong tâm hồn.

   Mùng 5 tháng 6 năm 2000 (Ngày Môi trường Thế giới), cùng với sự cổ vũ và hỗ trợ của chủ tịch Yazaki và rất nhiều những người đồng chí khác, tôi thành lập công ty Sedai Keisho Katugaku. Nhờ đó, tôi đã mở đầu cho bước tiến đầu tiên của mình. Trong suốt 11 năm từ ngày thành lập, thông qua hoạt động nghiệp vụ của công ty, tôi đã cố vấn hơn 3500 du học sinh. Tôi đã trải qua rất nhiều buổi giao lưu và nói chuyện thân mật với các bạn. Những buổi nói chuyện ấy giúp tôi cảm nhận được một cách trực tiếp tầm quan trọng của việc có được ước mơ và ý chí, tự ý thức và giải quyết được vấn đề, và “năng lực ngoại ngữ”, điều không thể thiếu được khi muốn học tập hay làm việc tại Nhật Bản.

   “Katugaku Shoin” chính là kết tinh của những cảm nhận trực quan đó, là vũ đài đầu tiên tại Nhật Bản mà tôi chuẩn bị cho những người đã và sẽ tiếp nối bước chân tôi, để giúp các bạn thực hiện ước mơ và hoài bão của chính mình. Tại đây, chúng tôi chuẩn bị đầy đủ cả môi trường giao tiếp bên ngoài, để Katugaku Shoin trở thành “nơi để học tập, nơi để gặp gỡ, nơi để giao lưu văn hóa”. Từ sâu thẳm trong trái tim, tôi rất hi vọng được chào đón đến nơi đây các bạn du học sinh, những nhân vật chính thực sự của ngôi trường này.

  Lý lịch tóm lược: Sai Ryu Nichi (Thái Long Nhật)

  •   Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Sedai Keisho Katugaku

      ( Kiêm Giám đốc điều hành trường Nhật ngữ Katugaku Shoin)

  •    Sinh năm 1962, tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc.

  •    Tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí tại Trung Quốc. Tháng 8 năm 1982, vào làm việc tại Sở thiết kế thuộc Tập đoàn Cơ khí Hạng nặng số 1. Sau khi chính thức thiết kế máy móc, tham gia vào giai đoạn 2 Hợp đồng hợp tác đúc thiết bị của Sở Chế tạo thép Bảo Sơn. Thực hiện công việc phiên dịch chuyên ngành tại công trường cho dự án. Tháng 4 năm 1989, đến Nhật theo diện du học tự túc. Sau khi trải qua khóa học tiếng tại trường Nhật ngữ, tháng 4 năm 1990 nhập học khoa Kinh tế đại học công lập Phủ Osaka. Tháng 3 năm 1996, tốt nghiệp Thạc sĩ Đại học Công lập Phủ Osaka. Vào làm việc tại doanh nghiệp Nhật Bản, tích lũy kinh nghiệm thực tế trong 4 năm, Ngày 5 tháng 6 năm 2000, thành lập Công ty cổ phần Sedai Keisho Katugaku. Tháng 9 năm 2010, được bổ nhiệm làm Giám đốc nghiệp vụ của trường Nhật ngữ Katugaku Shoin.

      Hiện tại, vừa mở rộng mạng lưới giao lưu của các du học sinh ưu tú người Trung Quốc, vừa mở rộng ngành nghề kinh doanh ra những phân ngành có thể giúp du học sinh phát huy được tri thức và năng lực của họ, ví dụ như dịch thuật, giới thiệu việc làm, điều hành trường Nhật ngữ, lên kế hoạch và điều hành lớp học tiếng Trung, lên kế hoạch và điều hành Hội giao lưu các nhà kinh doanh Trung-Nhật, thiết kế trang chủ (bản tiếng Trung).

  (Tư liệu tham khảo)

  • Chức vụ:

+ Từ 4/1992 đến 3/1993: Hội trưởng Tổng hội Du học sinh Quốc tế của Đại học công lập phủ Osaka

+ Năm 1999: Ủy viên ban quản trị Hiệp hội giao lưu dành cho người Trung Quốc cư trú tại Kansai.

+ Từ 9/2002 đến nay: Ủy viên ban quản trị Hội liên hiệp Tân Hoa kiều miền Tây Nhật Bản.

+ Từ 2004 đến nay: Ủy viên ban quản trị Hội Giao lưu hỗ trợ du học sinh người Trung Quốc NPO.

+ Từ 2010 đến nay: Ủy viên Ban Tiếp nhận du khách nước ngoài, Phòng Thương mại và Công nghiệp

+ Từ 2010 đến nay: Cố vấn Hỗ trợ doanh nghiệp Trung Quốc, Phòng Thương mại và Công nghiệp Kyoto

  • Một số hoạt động khác:

+ Từ năm 1999 đến nay: Chuyên viên phiên dịch của nhà sáng lập Kyoto Sera, ngài Inamori Kazuo. Phiên dịch hội thảo và các buổi tọa đàm giới thiệu việc làm tại Trung Quốc.

+ Tháng 9/002: Tổ chức Cuộc thi viết luận kể về cảm nghĩ đối với quan hệ hữu nghị Trung – Nhật “Lập chí – Lập ý” với đối tượng là hơn 100.000 du học sinh Trung Quốc. Cuộc thi nằm trong khuôn khổ các sự kiện kỷ niệm 30 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Trung – Nhật. Kỷ yếu cuộc thi được xuất bản năm 2003.

+ Ngày 18/3/2003: Đăng bài trên báo Asahi Shinbun

+ Tháng 11/2004: Phiên dịch chính thức của Phủ trưởng Phủ Kyoto, ngài Aso tại “Diễn đàn Quốc tế về Di động” tổ chức lần thứ 4 tại phủ Kyoto.

+ Năm 2005: Được bầu làm ủy viên kế hoạch phục hồi mậu dịch và giao lưu kinh tế phủ Kyoto.

+ Năm 2005: Xây dựng kế hoạch “Hội thảo nghiên cứu doanh nghiệp trung Quốc” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Kyoto đứng ra tổ chức.

+ Ngày 10/1/2006: Đăng bài trên báo Kyoto Shinbun (Phần Opinions trên báo buổi sáng)

+ Ngày 24/5/2006: Diễn giảng tại Ngày hội việc làm cho du học sinh do phủ Kyoto tổ chức.

+ Tháng 10/2006: Phiên dịch chính thức của Phủ trưởng Phủ Kyoto, ngài Yamada, tại Diễn đàn Quốc tế về Di động lần thứ 6.

+ Tháng 10/2006: Diễn giảng tại “Ngày hội giao lưu các doanh nghiệp vừa và khỏ khu vực Đông Á” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Osaka đứng ra tổ chức.

+ Tháng 12/2006: Đăng bài trên tạp chí “Nguyệt san Kinh tế Toàn cầu” của Hiệp hội các doanh nghiệp Nhật Bản tại nước ngoài.

+ Tháng 3/2007: Nhận lời mời nói chuyện và trả lời câu hỏi tại diễn đàn “Toàn cầu hóa và sử dụng lao động nước ngoài” do Phòng kinh tế và công nghiệp Kinki đứng ra tổ chức, dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Tháng 2/2007: Phiên dịch buổi gặp mặt giữa Ủy viên Quốc vụ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ngài Đường Gia, với Giám đốc danh dự của công ty cổ phần Kyo Sera, ngài Inamori Kazuo.

+ Tháng 9/2007: Đăng bài trên thời báo kinh tế Nhật -Trung

+ Tháng 12/2008: Diễn giảng về tuyển dụng nhân sự trong thời đại toàn cầu hóa tại viện sau đại học, trường đại học công lập thành phố Osaka.

+ Tháng 12/2008: Diễn giảng tại “Hội thảo về việc làm cho du học sinh Trung Quốc” tại đại học Waseda.

+ Tháng 6/2009: Diễn giảng tại “Hội thảo về tuyển dụng nhân sự trong bối cảnh toàn cầu hóa, tầm nhìn nhân sự Châu Á”.

+ Tháng 8/2009: Diễn giảng tại “Hội thảo nghiên cứu về doanh nghiệp Trung Quốc lần thứ 4” do Phòng Thương mại và Công nghiệp tổ chức.

+ Tháng 8/2009: Diễn giảng tại “Hội thảo nghiên cứu về doanh nghiệp Trung Quốc” do Trung tâm tư vấn doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp tổ chức.

+ Tháng 7/2011: Đăng bài trên báo Kyoto Shinbun.

+ Tháng 8/2011: Hợp tác tổ chức “Hội thảo hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thâm nhập thị trường nước ngoài” do Quỹ tiền tệ, Viện nghiên cứu công nghệ cao tổ chức.

bottom of page